Sự khác biệt lớn về giá trị của một bức tranh sơn mài là từ khâu chọn nguyên liệu, đên sơn, và đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân hay đôi khi chính là nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
– Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ 50 năm trở lên, tính đến thời điểm công nhận.
– Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
– Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
– Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn (thôn, làng, bản, buôn, …) tham gia các hoạt động ngành nghề.
– Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
– Đạt tiêu chuẩn, điều kiện bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành của nhà nước.
– Chấp hành tốt pháp luật của nhà nước.
– Tên của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được lấy tên nghề chính trước và tên của địa phương (thôn, làng) sau.
Như “làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng” tại hai thôn Bát Tràng và Cao Giang, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội phải có nhiều thợ lành nghề làm những sản phẩm Gốm, nhiều nghệ nhân phải có kỹ thuật tinh xảo và sáng tạo trong những hoạ tiết của sản phẩm, nguyên liệu đất sét phải lấy đúng nơi mới đáp ứng được chất lượng, và nơi đây có nhiều hộ sản xuất để tạo được qui mô của “làng nghề truyền thống”, cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường.