Công đoạn trong sơn mài được chia làm 3 công đoạn chính.
Đây là công đoạn đầu tiên, người nghệ nhân sẽ dùng đất phù sa trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết nứt của tấm gỗ lại. Cứ mỗi một lớp sơn lại lót một lớp giấy sau đó đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang để chống vét rạn xé dọc tấm vải.
Để gỗ khô rồi hom sơn kín cả mặt trước và sau, như vật tấm vóc sẽ được bảo vệ kỹ, không thấm nước không bị mối mọt. Tấm vóc càng được sử lý kỹ càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, cũng chính vì vậy mà mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ rất cao từ 400-500 năm.
Trang trí là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ cao của người nghệ nhân. Khi đã hoàn thành tấm vóc trên người ta sẽ gắn hoặc dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm như vỏ trứng, vàng, bạc, trai, vỏ xà cừ…rồi phủ sơn rồi mài phẳng sau đó dùng màu.
Công đoạn này phải cẩn thận, để sơn phủ tượng hoặc hoành phi, câu đối người ta phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió.
Dầu bóng sẽ đem pha lẫn màu vẽ để tạo độ sâu thẳm cho bức tranh, sau mỗi lần vẽ phải mài.
Khi mài người ta sẽ dùng lá chuối khô làm giấy nháp, hoặc than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối hoặc đá gan gà để mài làm bóng.
Tranh sơn mài mang những nét độc đáo riêng, sâm thẳm, màu sắc hài hòa, mang một vẻ truyền thống mộc mạc. Sở hữu đồ sơn mài trong nhà sẽ làm cho căn nhà của bạn trở nên sang trọng hơn, làm cho không gian trong nhà tươi mát.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng đồ sơn mài làm quà tặng như bát sơn mài, tranh sơn mài, đĩa sơn mài, hộp đựng sơn mài hoặc trang sức sơn mài, quà sơn mài mang nhiều ý nghĩa hơn các loại quà khác.