Bước 1: Phác thảo bố cục tranh.
Bước 2: Phóng lớn phác thảo bằng kích thước tranh thật.
Bước 3 :Lên vóc- hay vẽ trên vóc.
Bước 4: Mài-vẽ.
Bước 5: Toát sơn và đánh bóng tranh.
Đây là bước vẽ nháp ý đồ lên giấy, sắp xếp bố cục màu sắc, kích thước, hình vẽ để tìm ra giải pháp bố cục tốt nhất. Bước này bắt buộc phải có ý định rõ ràng bởi phác thảo kỹ lưỡng sẽ giúp cho các bước tiếp theo được trôi chảy hơn.
Ở bước này bạn sẽ bằng than để chỉnh sửa kích thước của các chi tiết trong tranh cho lớn hơn các chi tiết bạn vừa phác thảo ở bước 1. Bạn phải vẽ đủ các chi tiết và phải truyền tải được tinh thần từ phác thảo lên tranh thuận với ý mình.
– Để làm được bước này trước hết bạn phải hiểu ” cẩn trứng”, “vẽ nét”, “vẽ trộn màu” là gì đã.
“Cẩn trứng” là cẩn những miếng vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ trai, xà cừ… xuống vóc theo những mảng hình đã được đục và can sẵn.
” Vẽ nét” là công đoạn sau khi cẩn trứng và mài, ở công đoạn này bạn sẽ phải can nét bằng phấn từ bản phác thảo phóng lớn để bọc lấy bộ công-tua của hình đưa lên vóc. Nét trong sơn mài là để giữ hình, hỗ trợ tối đa cho hình khi màu sắc có sự chênh lệch nhỏ giữa các mảng hình. Đây là biện pháp khắc phục điểm yếu trong tranh sơn mài bởi màu sắc của sơn mài không phong phú.
” Vẽ trộn màu” là dùng màu bột gốc dầu pha trộn với sơn ta vẽ lên vóc khi lớp màu vừa vẽ xong thì sẽ xử lý bạc khi màu còn ướt. Sau khi nét khô, trên một mảng hình các lớp màu sẽ được vẽ chồng lên nhau, thông thường một bức tranh sơn mài được vẽ từ 3 lớp màu trở lên.
– Để vẽ lên vóc bạn phải thực hiện tuần tự theo các bước nhỏ sau:
Trước hết là cẩn vỏ trứng, ốc, xà cừ hay còn gọi chung là cẩn trứng.
Sau đó là vẽ nét, các đường nét, các chi tiết thường được vẽ bằng sơn đen.
Cuối cùng là vẽ màu, màu là sơn ta trộn với son hoặc phẩm màu được vẽ trực tiếp và phủ lên trứng hoặc phủ lên nét đen ở bước trước đó.
Đây là bước bắt buộc đối với sơn mài truyền thống. Bạn sẽ phải mài tranh bằng bằng nước với giấy nhán, các lớp màu và hình sẽ dần hiện ra cùng các chi tiết.
” Toát sơn” là phủ thật nhiều một lóp sơn chín lên toàn bộ mặt tranh, tỉ lệ pha tùy theo kinh nghiệm vẽ, pha sơn tùy vào độ sáng tối của tranh sau đó chờ cho khô rồi đánh bóng.
” Đánh bóng” là công đoạn cuối cùng của tranh sơn mài, đối với tranh nhỏ có thể dùng lòng bàn tay miết nhanh, mạnh lên mặt tranh.
Đánh bóng tùy vào sở thích và kinh nghiệm, đánh bóng thực chất là tạo một lượng nhiệt nhỏ qua ma sát giúp các lớp màu tan chảy hòa quyện vào nhau để tranh có độ sáng và sâu hơn.
Đọc xong bài viết này hy vọng các bạn sẽ nắm được cách vẽ tranh sơn mài và hiểu được vẻ đẹp của tranh sơn mài hơn.