Các loại hộp sơn mài, bát đĩa hay đồ sơn mài để trang trí được quét nhiều lớp sơn lên giấy hoặc các sản phẩm bằng gỗ.
Chất liệu sơn được dùng để quét lên đồ sơn mài là nhựa được lấy từ cây sơn mài. Tại Nhật Bản, người ta đã sử dụng chất liệu sơn này làm chất chống thối rữa, keo dính, … từ thời kỳ Jomon (cách đây khoảng 15,000 đến khoảng 2,300 năm trước), nhưng từ đó đến nay, sơn mài đã được sử dụng cho rất nhiều loại.
Ngày nay, người ta đã quét sơn lên cả những chất liệu khác ngoài gỗ ví dụ như thủy tinh, kim loại, vải,…hơn nữa còn được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác không chỉ với bát đĩa ví dụ như khay đựng, tủ, bút máy…
Trong bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn về sức lôi cuốn và cách sử dụng các sản phẩm sơn mài. Sức lôi cuốn của sơn mài.
Đồ sơn mài là vật dụng thay đổi theo thời gian. Khi càng sử dụng thì bề mặt sản phẩm sẽ càng bóng đẹp, cùng với thời gian thì màu sắc cũng dần dần thay đổi. Có thể nói đồ sơn mài được tạo nên bởi việc sử dụng.
Kỹ thuật “Makie” tạo ra hoa văn trên đồ sơn mài bằng cách sử dụng bột vàng,…vẽ rất nhiều loại hoa có thể cảm nhận các mùa. Người ta còn vẽ trang trí một cách ngẫu nhiên lên mặt trong của nắp bát sơn mài. Cách thể hiện sự biến đổi của 4 mùa và coi trọng sự thay đổi của mùa như thế này chính là ý thức vẻ đẹp mang tính cổ điển của Nhật Bản.