X

Tìm hiểu nguồn gốc sơn mài

Sơn mài được coi là đặc trưng riêng từ hội họa Việt Nam. Khoảng năm 1443 được cụ Trần Lư sử dụng, cũng là ông tổ nghề sơn mài. Chất liệu là nhựa cây sơn trộn với bột màu và mài bóng tạo nên sự đặc biệt sơn mài.

Sơn mài là gì?

Thuật ngữ sơn mài được có nguồn gốc từ việc các bức tranh và sản phẩm sơn mài được tô vẽ và mài đi mài lại nhiều lần để đạt được hiệu quả màu độc đáo như ý muốn sau đó phủ lớp nhựa và đánh bóng. Sơn mài sử dụng các chất liệu truyền thống như sơn cánh gián, sơn then, sơn son, thếp vàng, thếp bạc, vỏ trai… khoảng đến năm 1930 sơn mài được giới họa sỹ Việt Nam tìm tòi và phát triển thêm các vật liệu mới như: vỏ trứng, gáo dừa, gỗ, cật tre… các chất liệu trên được vẽ trên nền tối màu hoặc màu đen. Sau đó đánh bóng lớp phủ để sản phẩm có độ sáng bóng sang trọng.

Cung điện với sơn son thếp vàng

Các đặc điểm độc đáo của sơn mài đó là: câu truyện tưởng chừng truyền thuyết đó là để lớp sơn mau khô phải để ở nơi tối và có độ ẩm cao, để thấy họa tiết ta phải mài sơn mới thấy

Các họa sỹ trong ngành hội họa Việt Nam ngay cả với những nghệ nhận có kinh nghiệm dày dặn nhất đều thống nhất rằng kỹ thuật vẽ sơn mài rất khó, độ màu khi hoàn thành khá ngẫu nghiên nên hiệu quả đạt được hết sức bất ngờ.

Lịch sử sơn mài Việt Nam

Qua các tài liệu sách vở và qua truyền miệng thì vào vua Lê Nhân Tông (năm 1443) có cụ Trận Lư hiệu là Trần Thượng Công là người đầu tiên sáng tạo ra sơn mài và được tôn là ông tổ của ngành nghề này. Các học trò của ông thành lập các phường thợ sơn mài lớn và lan tỏa đi khắp đất nước làm nghề. Còn các thợ giỏi được triều đình phong kiến thu nạp vào cung nhà vua để làm việc. Các nhóm khác tập hợp thành các nhóm nhỏ, đứng đầu là thợ cả đi đến các đình đên, to vẽ sơn son thếp vàng tượng phật, đồ thờ, kênh kiệu…hoặc đến các gia đình giàu có nhận làm hoành phi, câu đối, ngai thờ… từ đó mà ngành nghề ngày càng phát triển.

Chất liệu dùng trong sơn mài

Đối với sơn mài truyền thống và hiện đại sử dụng rất nhiều chất liệu để hoàn thành một tác phẩm bao gồm: sơn, màu và nguyên phụ liệu khác. Cụ thể là các thành phần phổ biến dưới đây:

  • Sơn: được lấy từ nhựa cây sơn (trước đây có nguồn gốc tỉnh Phú Thọ) ít phổ biến hơn có nhựa thông, dầu trám, dầu trẩu…
  • Màu: các loại bột màu trước đây chủ yếu là hai màu đen và đỏ của sơn cánh gián, thành phần chủ yếu là các loại chất vô cơ rất bền màu dưới anh sáng mặt trời.
  • Chất liệu trang trí: gồm có vàng (thếp vàng), bạc (thếp bạc), vỏ trai, vỏ trứng, bột điệp…
  • Ngày nay sơn mài truyền thống một phần được thay thế bởi sơn hiên đại đo có ưu điểm dễ sản xuất và đa dạng về màu sắc.

Quy trình công nghệ sơn mài

Quá trình làm sơn mài có quy trình chung nhưng phụ thuộc vào từng nghệ nhân mà chế tác: tượng sơn mài, hộp sơn mài, đĩa sơn mài, tranh sơn mài… có sự khác nhau về ký thuật. Nhưng nhìn chung đều bao gồm các bước: bó hom vóc (gia cố tạo hình), trang trí, mài và đánh bóng.

Bó hom vóc

Đây chính là công đoạn gia cố định hình đồ vật cần sơn, người xưa thường sử dụng giấy bản được làm từ gỗ gió nên rất bền dai. Bắt đầu việc bó hom vóc người thợ dùng đất phù xa (các nghệ nhân ngày nay dùng bột đá) trộn với sơn ta thật nhuyễn kết hợp với giấy bản để hom bó, bao phủ và che lấp các vết rạn nứt bề mặt sản phẩm. Mỗi lớp sơn nền lại phủ 1 lớp giấy, không những thế phải đục mộng nẹp gõ ngang tấm vóc để cố định tránh lớp rằng xé. Chỉ được sơn cả mặt trước và sau khi toàn bộ tấm gỗ đã kho kiệt. công đoạn này tác dụng tăng độ bền của sản phẩm chịu được các điều kiện ngoại cảnh như: mối mọt, cong vênh, không thấm nước… càng xử lý kỹ thì tuổi thọ của sản phẩm sơn mài cang cao có thể lên tới 500 năm.

Chế tác trang chí

Đây là công đoạn tạo hồn cho sản phẩm khi đã có được hình hài cơ bản của bó hom vóc trên. Với đôi tay tài hoa các nghệ nhận sẽ trạm khắc, vẽ hoa văn chi tiếp và dán vào các chất liệu trang trí như: thếp vàng, thếp bạc, vỏ trai…rồi phủ lớp sơn sau đó mài bóng rồi mới vẽ màu lên trên. Đối với 1 số trường hợp phải phủ màn vây kín khi chế tác tránh ảnh hưởng của gió đến chất liệu: thếp vàng, thếp bạc, bụi bám vào sơn.

Mài và đánh bóng sản phẩm

Sơn (dầu) pha với mài khi vẽ nên mỗi lần vẽ là 1 lần mài từ đó tạo nên độ chìm nổi của bức tranh trông rất đẹp. Người xừa sử dụng lá chuối khô để mài và phương pháp đánh bóng thủ công này hiện đến bây giờ cũng không thay đổi vì loại hình này không được phép phủ lớp bóng. Để có được sản phẩm đẹp độc đáo thì công đoạn sau cùng rất quan trọng.

admin:

View Comments (0)

Related Post