X

Quy trình sản xuất sơn mài truyền thống

Quy trình sản xuất sơn mài ngày nay và việc kết hợp sơn mài cùng những nguyên vật liệu khác đã tạo nên sự đa dạng về mẫu mã chủng loại sản phẩm.

Ngoài các sản phẩm sơn mài có phôi gỗ, hay sử dụng phôi gốm, phôi MDF (Cót ván ép) … đã cho ra đời nhiều sản phẩm sơn mài độc, lạ dần khẳng định vị thế thương hiệu Sơn mài Việt Nam trên thị trường thủ công mỹ nghệ quốc tế.

Sản phẩm sơn mài

1. Nguyên liệu thô:  sản phẩm sơn mài được kết hợp và tạo nên từ những nguyên liệu chính sau

+ Sơn: được tạo nên từ nguyên liệu chính từ nhựa cây sơn, dầu trẩu, nhựa thông , dầu trám,  và nhựa dó…

+ Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đỏ và đen, được chế từ khoáng chất vô cơ (son) nên không bị ăn mòn phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.

+ Các sản phẩm từ vàng như vàng son, vàng thếp …  và các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc đâm, … tạo nên sự tinh tế

+ Các vật liệu khác dung để khảm vào sản phẩm sơn mài: vỏ ốc, vỏ trứng, vỏ trai, bột điệp…

+ Ngoài ra người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm vượt trội trong sản xuất tranh và màu sắc đẹp, vô cùng phong phú.

2. Sản xuất

Trong sản xuất đồ sơn mài thì công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng để tạo ra một sản phẩm sơn mài độc, lạ thu hút được sự chú ý hay không thì còn tùy thộc vào kỹ thuật,  kinh nghiệm, của từng cá nhân.

Quá trình làm ra 1 bức tranh khác với làm tượng. Được chia ra các công đoạn chính như sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.

2.1 Bó hom vóc: Đây là công đoạn bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn).

– Dùng đất phù sa hoặc dùng bột đá trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Khi quét xong 1 lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn), sau đó còn phải nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải và đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ). Sau khi gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước và mặt sau nhằm bảo vệ tấm vóc không bị thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót.

2.2 Trang trí:

– Khi phần thô đã hoàn thành khi đó các nghệ nhân bắt đầu trang trí sản phẩm theo các mô hình mẫu, người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: mảnh xà cừ, vàng, bạc, vỏ trứng, … sau đó lại phủ một lớp sơn rồi mài phẳng và tiếp đến dùng màu.

Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, câu đối, hoành phi, … phải được thực hiện trong phòng kín để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ bạc, quỳ vàng, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

2.3 Mài và đánh bóng:

– Để pha màu người ta sử dụng dầu bóng, để tạo nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của sản phẩm do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Đó chính là điểm độc đáo của sơn mài. Công đoạn sau cùng quyết định sự thành công của sản phẩm sơn mài. Để mài và đánh bóng ta thường sử dụng: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

Hiện nay, tranh sơn mài thường sử dụng nguyên liệu sơn công nghiệp được nhập khẩu từ Nhật. Sơn Nhật có ưu điểm là nhanh khô nên rất thích hợp sử dụng ở nước có khí hậu ôn đới. Trong quá trình sử dụng sợ của Nhật người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, để tranh được bóng.

Khi sử dụng sơn ta thì chỉ cần dùng bàn tay có độ ẩm hoặc lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Qua khảo sát thì tranh sơn mài dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.

Sơn mài xuất hiện trên thế giới đã lâu, nhất là tại các nước vùng Đông Nam Châu Á: Việt Nam, Triều Tiên, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, … Hiện nay, những nhà khảo cổ học còn đang tranh cãi về nguồn gốc, xuất xứ của ngành sơn mài cổ truyền.

Dola:
Related Post