X

Mỹ thuật Lưỡng Hà cổ đại: vương quốc Babylon

Sau Ai-cập, khu vực thứ hai khá nổi tiếng của văn hóa phương Đông cổ đại, thuộc về những nước Tiền Á với nhiều bộ lạc khác nhau như Sumerơ, Atxiri, Xiri, Paletxtin và các quốc gia Khét, Urarơtu… Nền văn hóa cổ xưa Tiền Á là nền văn hóa các bộ lạc Lưỡng Hà (còn gọi là Mêxôpôtami, kéo dài khoảng 3.000 năm).

Vương quốc Babylon

Nghệ thuật Lưỡng Hà từ 4.000 đến 3.000 năm trước công nguyên là nền văn hóa của người Sumerơ. Cuối thế kỷ 22 trước CN, quốc gia của người Sumerơ – Atcát thống nhất lại, lúc nầy mang tên gọi mới là Babylon. Rất tiếc, những di vật của thời nầy còn lại quá ít.

Một trong số những di vật nổi tiếng là bức chạm nổi trên bộ luật Khammurapi khắc trên cột cao khoảng 2m bằng loại điôrit, thể hiện vua Khammurapi, tư thế đang cầu khẩn thần mặt trời và trước thần tòa án Sumnsem (thần tòa án là những hình ảnh tượng trưng: Thanh đoản kiếm và chiếc nhẫn thần).

Vua Khammurapi, tư thế đang cầu khẩn thần mặt trời

Nghệ thuật Babylon vào các thế kỷ VIII và VII/ TCN được xác định khi thủ đô Atxiri-Nhinevia bị rơi vào tay Babylon, dưới triều vua Nabôpalaxarơ, cũng là thời kỳ phát triển mạnh các công trình kiến trúc.

Cái còn lại có lẽ duy nhất là cổng Istarơ, xây theo thể thức một tháp canh, có vòm mái cho lối vào thường xây bằng gạch nung. Một số gạch có khắc chạm nổi hình những con sư tử, một số hình thú tượng trưng cho các vị thần, như bò và rồng.

Các chạm nổi được phủ bằng một lớp men màu, Babilôn thời tân đại tính chất nghệ thuật nhiều trang trí, hình ảnh vừa thực vừa hư…

Điều các chuyên gia mỹ thuật và lịch sử nhận thấy, là nghệ thuật của toàn bộ thời nguyên thủy và thời kỳ cổ đại đều hướng về Thần, với những nghệ thuật dù tinh mỹ hay còn sơ khai, thì đều thể hiện một sự tôn kính đặc biệt với Thần và đấng sáng thế. Những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo vượt bậc có niên đại được xác định nhiều triệu năm vẫn hiện hữu xen lẫn cùng các tác phẩm nghệ thuật thời cổ đại, tức là rất nhiều trong số chúng không thuộc về nền văn minh này, mà phải từ nền văn minh kỳ trước của một loài người kỳ trước.

Pharaon

Vì vậy các chuyên gia mỹ thuật và lịch sử, hay khảo cổ, đều không chắc con người là tiến hóa từ vượn mà thành… Vậy phải chăng, người cổ đại đã biết rằng, Thần chính là đấng tạo ra con người, chính vì vậy mà họ dành những gì đẹp nhất trong nghệ thuật để ca ngợi Thần?

(Còn tiếp)

Vinh Hoa – Hà Phương Linh 

Phát Art:
Related Post